[Quốc tịch châu Âu] – Vào ngày 19 tháng 1 năm 2024, chính phủ Đức đã chính thức thông qua dự luật nhập tịch đối với các công dân thuộc quốc gia ngoài Liên minh châu Âu. Đây được xem là bước ngoặt mang tính lịch sử khi lần đầu tiên nước Đức chính thức bãi bỏ những hạn chế về sở hữu song tịch tại quốc gia này.
Những cải cách này đã bắt đầu được đưa ra và thực hiện từ khi liên minh trung tả gồm đảng Dân chủ Xã hội (SPD), Đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP) tân tự do lên nhậm chức vào mùa thu năm 2021.
- Người nhập cư sống hợp pháp ở Đức sẽ được phép nộp đơn xin quốc tịch sau năm năm, thay vì tám năm như trước đây; Trong trường hợp người nhập cư đạt được những thành tựu đặc biệt, thời gian chờ nhập tịch sẽ được giảm xuống còn ba năm.
- Trẻ em sinh ra tại Đức có cha hoặc mẹ đã và đang sống hợp pháp ở nước này từ 5 năm trở lên sẽ tự động có quốc tịch Đức.
- Những người nhập cư trên 67 tuổi có thể làm bài kiểm tra trình độ tiếng Đức theo hình thức vấn đáp, thay vì hình thức thi viết như hiện nay.
Tuy nhiên, những người nước ngoài đang sống nhờ vào trợ cấp của nhà nước sẽ không được phép xin quốc tịch Đức, kể cả khi họ đã sinh sống liên tục tại quốc gia này trong nhiều năm. Chính phủ Đức cũng sẽ từ chối nhập tích đối với những cá nhân có tư tưởng bài trừ Do Thái, phân biệt chủng tộc, hoặc mắc các tội về phỉ báng cá nhân, đây được xem là những hành động mang tính “không thể hòa giải, chống lại cam kết về trật tự cơ bản của dân chủ tự do” tại nước Đức.
Chính sách cho phép song tịch
Cho đến nay, quy chế quốc tịch kép chỉ có thể thực hiện ở Đức đối với công dân Liên minh châu Âu (EU) và Thụy Sĩ, hoặc những nước không cho phép người dân từ bỏ quốc tịch gốc (như Iran, Afghanistan, Maroc…). Chính sách còn hướng tới đối tượng là con cái của cha mẹ mang song tịch (Quốc tịch Đức và quốc tịch khác), hoặc người tị nạn chứng minh được khả năng hòa nhập tốt, cũng có thể nhanh chóng được nhập quốc tịch Đức.
Những thay đổi này dự kiến sẽ mang tới nhiều lợi ích cho những người đang sinh sống, làm việc, cống hiến cho nền kinh tế Đức nhưng vì nhiều hạn chế chưa thể nhập quốc tịch Đức. Theo Bộ Nội Vụ Liên bang Đức, có tới khoảng 14% dân số nước này không có quốc tịch Đức, tương đương hơn 12 triệu người. Mặc dù trong đó, 5 triệu người đã sống ở Đức ít nhất 10 năm. Theo thống kê từ năm 2022, có 168.545 người nộp đơn xin quốc tịch Đức, thấp hơn mức trung bình của EU. Với tỷ lệ người nước ngoài được nhập tịch chỉ chiếm 1.1% năm 2020, Đức đang thể hiện nỗ lực trong việc thu hút nhiều người nhập cư đến với quốc gia này.
Những cải tổ trên chính là một trong những cam kết quan trọng được chính chủ phủ do Thủ tướng Olaf Scholz đưa ra sau khi lên nắm quyền vào cuối năm 2021, nhằm cải thiện tình hình thiếu hụt lao động nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế vốn được xem là đầu tàu Châu Âu trong nhiều thập kỷ. Với lợi thế là một quốc gia coi trọng chế độ giáo dục đa dạng và miễn phí, thúc đẩy nhiều Doanh Nghiệp cởi mở hơn trong việc tuyển dụng lao động đến từ nước ngoài, cộng thêm nhiều lợi thế đến từ chính sách mới về luật nhập cư, Đức dự kiến sẽ là điểm đến thu hút và triển vọng, đặc biệt là đối với những cá nhân là lao động tiềm năng có trình độ và tay nghề cao.
Trong đó, các cá nhân mong muốn được học tập và làm việc tại Đức có thể tham khảo chương trình Đào tạo Nghề kép – Ausbildung. Chương trình cho phép học viên tới học nghề tại Đức, với chi phí được tài trợ 100% bởi doanh nghiệp Đức. Thời gian học nghề kéo dài từ 3-4 năm, mở ra tương lai làm việc lâu dài tại Đức sau tốt nghiệp, tiếp đến là cơ hội trở thành công dân Đức với nền tảng vững vàng đến từ công việc ổn định, đáp ứng đủ yêu cầu về điều kiện nhập tịch của chính phủ Đức.
Đối tượng chương trình Ausbildung
- Đã tốt nghiệp THPT
- Biết tiếng Đức, tối thiểu bằng B1 (Ưu tiên bằng B2 trở lên)
- Độ tuổi từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên tỷ lệ Visa cao nhất đến từ 18 – 30 tuổi (lý tưởng nhất là 18-24 tuổi).
Lợi ích chương trình Ausbildung
- Có cơ hội du học tại Đức
- Có cơ hội thực hành, làm việc tại doanh nghiệp tại Đức
- Có cơ hội được chấp nhận làm việc Full-time tại doanh nghiệp và hướng tới thường trú nhân tại Đức trong tương lai.
- Được học tập và làm việc tại Đức với chi phí gần như là miễn phí. Sau khi hoàn tất thủ tục Visa để tới Đức, chi phí học tập lý thuyết tại Cơ sở đào tạo sẽ được tài trợ toàn bộ bởi Doanh Nghiệp Đức nơi học viên làm việc thực hành. Học viên sẽ được trả lương trong quá trình 3-4 năm thực hành tại Doanh nghiệp Đức.
Yêu cầu của chương trình Ausbildung
- Ứng viên apply theo chương trình Ausbildung tại một công ty tại Đức. Doanh nghiệp chấp nhận tài trợ cho chương trình học lý thuyết của ứng viên tại một trong những cơ sở đào tạo nghề phù hợp với công việc,
- Mức lương bình quân ứng viên sẽ nhận được rơi vào tầm €800 – €900/ tháng cho năm đầu tiên, và có thể được tăng lương từng năm tiếp theo dựa trên năng lực.
- Ứng viên phải vượt qua 4-6 tháng Probation (thử việc) đầu tiên khi bắt đầu làm việc cho doanh nghiệp. Thời gian Probation kéo dài dựa trên tính chất và đặc thù chuyên môn của từng ngành.
Quy trình thực hiện
- Bước 1: Tư vấn chương trình, thu thập thông tin và đánh giá điều kiện tham gia chương trình.
- Bước 2: Ký hợp đồng dịch vụ, chuẩn bị lấy bằng tiếng Đức (Nếu chưa có).
- Bước 3: IMM tìm kiếm doanh nghiệp phù hợp. Ứng viên chuẩn bị phỏng vấn cùng doanh nghiệp Đức.
- Bước 4: Nhận thư mời làm việc, ký kết hợp đồng lao động theo hình thức Ausbildung với doanh nghiệp tại Đức. Đồng thời, doanh nghiệp cung cấp hợp đồng lao động cho ứng viên cũng sẽ tìm và tài trợ chi phí học lý thuyết tại cơ sở đào tạo cho ứng viên. Lưu ý, hợp đồng lao động và thư mời nhập học phải có sự chấp thuận của Bộ Lao Động Đức.
- Bước 5: Làm hồ sơ xin Visa Đức.
- Bước 6: Xuất cảnh du học nghề tại Đức.
Các ngành nghề ưu tiên tại Đức
- Kim loại / Cơ khí / bao gồm Bảo trì thủy lực, khí nén và bảo trì
- Điện / Điện tử
- Công nghệ thông tin (CNTT)
- Truyền nhiệt / HVAC (hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí)/ Làm lạnh/
- Năng lượng xanh / Hybrid
- Ẩm thực
- Chăm sóc sức khỏe
Quoctichchauau.com theo IMM Consulting
Link gốc bài viết: https://migration.vn/tin-tuc/cai-cach-trong-luat-nhap-quoc-tich-duc-tu-thang-1-nam-2024/
Xem thêm về Du học nghề Đức :