Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA) là một khối thương mại gồm 4 nước châu Âu, có quy mô thương mại quốc tế rất lớn và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thương mại châu Âu.
EFTA là gì?
Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu (European Free Trade Association – EFTA) là một tổ chức liên Chính phủ được thành lập để thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế vì lợi ích của bốn quốc gia thành viên. EFTA hướng đến sự phát triển phúc lợi và tiến bộ về mặt kinh tế của các nước thành viên, góp phần phát triển hài hòa và mở rộng thương mại thế giới, đồng thời gỡ bỏ các rào cản thương mại.
EFTA có bốn thành viên là các quốc gia châu Âu: Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ.
Ba thành viên của EFTA: Na Uy, Iceland và Liechtenstein là thành viên của Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA). Điều này giúp công dân của 3 nước này có quyền tự do đi lại và cư trú trên lãnh thổ của 27 quốc gia EU. Thành viên còn lại của EFTA – Thụy Sỹ dù không tham gia vào EEA nhưng có một thỏa thuận song phương riêng với EU về quyền tự do đi lại. Vì vậy, công dân của cả 4 nước EFTA đều được hưởng quyền tự do di chuyển và cư trú trong khối EU.
Ngược lại, công dân các nước EU (như Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Ireland, Đảo Síp, Malta,…) cũng có quyền tự do đi lại và cư trú trên lãnh thổ 4 nước EFTA.
Phân biệt EFTA, EEA, Liên minh châu Âu EU, khối Schengen
Trong 4 nước thuộc EFTA có:
Do đó, EFTA và EEA là hai tổ chức kinh tế, thương mại tách biệt nhưng hoạt động liên kết chặt chẽ với liên minh EU.
Cả 4 quốc gia EFTA đều là thành viên khối Schengen.
Lợi ích của công dân các nước thành viên EFTA
-
- Quyền tự do di chuyển và cư trú: Công dân của các nước EFTA đều có quyền tự do di chuyển và cư trú trên lãnh thổ của nhau (theo công ước EFTA) và lãnh thổ EU (theo EEA và thỏa thuận song phương Thụy Sỹ – EU).
- Được đối xử bình đẳng: Cư dân EFTA đều có quyền được đối xử bình đẳng về quyền hoạt động kinh tế cũng như về các điều kiện sống và làm việc khi đến bất kỳ nước nào trong khu vực, tránh bị phân biệt đối xử dựa trên quốc tịch.
- Bằng cấp chuyên môn được công nhận trong khối EFTA: Các nước EFTA đều công nhận bằng cấp chuyên môn của nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và phát triển chuyên môn của công dân trở nên đa dạng hơn.
- Khối quốc gia có quan hệ thương mại rộng rãi: Với mối liên kết chặt chẽ với EU, EFTA còn là cầu nối giúp các nhà kinh doanh, đầu tư có kênh tiếp cận thị trường EU hiệu quả cũng như dễ dàng xuất khẩu sang các nước khác thuộc châu Âu.
- Không cần xin Visa khi du lịch Anh: Vương quốc Anh cho phép công dân EFTA quyền du lịch và viếng thăm ngắn hạn đến Anh (tối đa 6 tháng) mà không cần xin visa.
Quyền lợi của các nước đối tác trong quan hệ với EFTA
-
- EU trong quan hệ với EFTA: Thông qua EEA, các nước EU hợp tác với EFTA dựa trên bốn quyền tự do – quyền tự do di chuyển hàng hóa, dịch vụ, con người và vốn. Thương mại hàng hoá giữa các nước cũng trở nên thuận lợi hơn nhờ đơn giản hóa các quy tắc và giảm bớt các thủ tục biên giới. Riêng Thụy Sỹ liên kết với EU thông qua một loạt các hiệp ước song phương, thúc đẩy giao thương và công nghệ kỹ thuật giữa các bên.
- Vương quốc Anh trong quan hệ với EFTA: Tháng 07/2021, Vương quốc Anh đã ký một hiệp định thương mại tự do (FTA) mới với ba quốc gia EEA EFTA (Iceland, Liechtenstein và Na Uy). Hiệp định bao gồm các điều khoản thúc đẩy thương mại hàng hóa như: miễn thuế cho sản phẩm công nghiệp và thủy sản vào Iceland; miễn thuế đối với thịt lợn, sản phẩm gia cầm và thức ăn thủy sản cho Na Uy. Ngoài ra hiệp định cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư các nước tiếp cận thị trường của nhau và không bị phân biệt đối xử theo quốc tịch. Trước đó, vào 2019, nước Anh cũng đã ký một thỏa thuận với Thụy Sỹ, bao gồm các điều khoản về thương mại hàng hóa, ưu đãi thuế quan cho 2 bên.
Quan hệ giữa Việt Nam và EFTA
Trong các nước ASEAN, khối EFTA đã ký FTA với Singapore, Philippines và Indonesia. Hiện khối EFTA đang tiếp tục đàm phán FTA với Malaysia và Việt Nam. Việt Nam và EFTA đang đẩy nhanh việc ký kết để kỳ vọng sớm hoàn tất trong năm 2021 khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1971 – 2021).
Hai lợi ích lớn nhất mà Việt Nam có được thông qua việc ký FTA với EFTA là tăng cường cơ hội xuất khẩu và gia tăng thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) từ các nước này. Việt Nam có thể gia tăng đáng kể xuất khẩu hàng công nghiệp tiêu dùng, nông sản, thực phẩm sang thị trường EFTA. Khi việc ký kết hoàn tất, Việt Nam cũng sẽ trở thành một địa điểm quan trọng của dòng đầu tư ra nước ngoài của EFTA, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, dịch vụ, chế tạo, dược phẩm, hàng hải…
Ngoài ra, bằng việc đàm phán ký kết với các nước EFTA, Việt Nam đang hoàn thiện, củng cố cơ sở pháp lý để hợp tác kinh tế với châu Âu. Điều này cũng sẽ tạo cơ chế tiếp cận thị trường thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam ở châu Âu.
Quốc tịch châu Âu theo IMM Group