Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm gần đây phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, xuất phát từ cả yếu tố vĩ mô trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn đang nỗ lực vượt qua những “cơn bão” bao trùm và định hình tương lai kinh tế của mình một cách tích cực. Với những chính sách phù hợp và sự nỗ lực của toàn xã hội, Thổ Nhĩ Kỳ có thể đạt được mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân.
Thổ Nhĩ Kỳ, tên chính thức là Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc gia nằm ở cả hai châu lục Á và Âu, với một phần lớn diện tích nằm ở phía Tây Nam của châu Á và một phần nhỏ ở phía Đông Nam của châu Âu. Thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ là Ankara, nhưng thành phố lớn nhất và là trung tâm kinh tế, văn hóa, tài chính quan trọng là Istanbul – một trong những thành phố có tầm ảnh hưởng nhất thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên nhóm G20 – diễn đàn đa quốc gia bao gồm 19 nền kinh tế lớn nhất thế giới và Liên minh châu Âu (EU), và là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Vị thế trên bản đồ kinh tế thế giới từ những con số ấn tượng
Khởi đầu là quốc gia có nền tảng thu nhập thấp, Thổ Nhĩ Kỳ đã có sự phát triển vượt bậc khi vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 19 trên thế giới, theo thống kê của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) năm 2023. Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm: công nghiệp tự động, sản xuất ô tô, hóa dầu, điện tử, dệt may…với giá trị xuất khẩu tăng theo cấp số nhân liên tiếp 7 lần chỉ trong 20 năm, đạt giá trị 254,2 tỷ USD vào năm 2022.
Sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, cùng với việc khéo léo tận dụng được lợi thế là điểm giao thoa của ba châu lục Á – Âu – Phi, Thổ Nhĩ Kỳ có nền kinh tế năng động và phát triển đa ngành từ công nghiệp khai khoáng, dệt may, chế tạo máy móc, điện gia dụng, chế biến thực phẩm, đóng tàu đến ngành xây dựng và nông nghiệp. Hoạt động ngoại thương ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng diễn ra sôi động, kim ngạch nhập khẩu đạt trên 250 triệu USD mỗi năm. Nhu cầu tiêu dùng cao khi dân số hơn 84 triệu người, và là cửa ngõ quan trọng vào thị trường Trung Đông và Châu Âu. Du lịch cũng là một trong ngành kinh tế mũi nhọn của Thổ Nhĩ Kỳ, thu hút trung bình hơn 40 triệu khách du lịch nước ngoài mỗi năm. Số liệu thống kê 8 tháng đầu năm 2023, Thổ Nhĩ Kỳ chào đón gần 34 triệu lượt khách nước ngoài ghé thăm (gấp 3 lần lượng du khách quốc tế đến Việt Nam), tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt sau trận động đất đầu năm 2023, kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực vực dậy mạnh mẽ, và ghi nhận kết quả khả quan với mức tăng trưởng GDP đạt 4% trong năm 2023 (số liệu mới nhất từ IMF). Mức tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế thế giới đang suy giảm, tạo động lực để nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Theo dự báo của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), GDP toàn cầu năm 2023 sẽ đạt mức 105 nghìn tỷ đô la, trong đó GDP của Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1 nghìn tỷ đô la, cao hơn nhiều so với các quốc gia châu Âu như Thụy Sỹ, Bỉ, Áo, Ba Lan,… Đặc biệt, con số này còn cao gấp đôi tổng GDP của Bồ Đào Nha và Hy Lạp cộng lại, hoặc bằng tổng GDP của Thụy Điển và Đan Mạch cộng lại.
Theo Chỉ số Đổi mới toàn cầu (GII) năm 2023 được công bố bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế Giới (WIPO), Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên lọt vào top 40 nền kinh tế có hiệu suất đổi mới sáng tạo tốt nhất thế giới, và đồng thời được đánh giá là một trong bảy quốc gia có thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua.
Động lực tăng trưởng
Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu nhiều động lực tăng trưởng như vị trí địa lý chiến lược, dân số trẻ và ngày càng tăng, nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ, chi phí nhân công và chi phí sản xuất cạnh tranh, khả năng ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển đồng bộ và hiện đại, môi trường kinh doanh thân thiện thu hút dòng vốn FDI, hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng,… Tất cả tạo tiềm lực để phát triển.
Tính đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có mạng lưới ngoại giao lớn thứ 5 thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ có hiệp định thương mại tự do với hơn 28 quốc gia. Quốc gia này cũng ký hiệp ước bảo hộ đầu tư song phương với 82 nước và hiệp ước tránh đánh thuế hai lần với 86 nước. Việt Nam cũng là đối tác kinh tế ưu tiên hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và ngược lại Thổ Nhĩ Kỳ cũng chính là cầu nối để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận thị trường Trung Đông và Châu Âu.
Thổ Nhĩ Kỳ, với diện mạo nền kinh tế đa dạng và tiềm năng phát triển, đang dần trở thành một động lực kinh tế quan trọng tại khu vực. Bằng cách tận dụng cơ hội và đối mặt với những thách thức, Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiếp tục thu hút đầu tư, tăng cường cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững, góp phần vào sự thịnh vượng toàn diện của nền kinh tế quốc gia, hứa hẹn mang đến diện mạo mới cho nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.
Đầu tư bất động sản Thổ Nhĩ Kỳ – chương trình lấy Quốc tịch mở ra nhiều cơ hội
Hiện nay, đã có đường bay thẳng từ Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh đến Istanbul do Hãng hàng không Turkish Airlines khai thác. Điều này giúp việc đi lại giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ trở nên thuận tiện hơn, trở thành cầu nối giao thông quan trọng và mở ra thêm các cơ hội giao thương kinh tế giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi đầu tư sở hữu bất động sản tối thiểu từ 400.000 USD, nhà đầu tư cùng gia đình (vợ/chồng và con dưới 18 tuổi) có thể nhập tịch Thổ Nhĩ Kỳ và hưởng đầy đủ quyền lợi như người bản xứ. Hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ cho phép tự do đi lại 116 quốc gia và dễ dàng xin visa đến khối EU hay Schengen (Pháp, Đức, Ý, Hy Lạp…). Đồng thời, nhà đầu tư cũng có thể xin các loại visa đặc biệt để sang Mỹ, Anh sinh sống, làm việc.
Thời gian thụ lý nhanh chóng, trong khoảng 12 tháng. Chương trình thu hút đông đảo sự quan tâm của giới đầu tư trên thế giới với điều kiện đơn giản:
- Thời gian yêu cầu duy trì bất động sản ngắn nhất trong các chương trình quốc tịch, chỉ 3 năm.
- Không yêu cầu khám sức khỏe.
- Không yêu cầu kê khai tài sản.
- Không giới hạn quốc tịch của đương đơn.
- Không giới hạn độ tuổi và không yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm, ngôn ngữ.
- Không yêu cầu cư trú tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Bất động sản lấy quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ bắt buộc phải được thẩm định giá bởi một bên thứ ba độc lập theo yêu cầu của chương trình để bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài. Sau 3 năm nhà đầu tư có thể bán lại bất động sản đã mua. Thị trường địa ốc tại Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng tăng trưởng nhờ nền kinh tế và du lịch phát triển.
Tìm hiểu thêm: Đầu tư bất động sản Istanbul lấy ngay quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ
Quốc tịch châu Âu theo IMM Group