Phái đoàn của Liên minh châu Âu (EU) đã có 1 tuần làm việc tại Síp, từ 24/11 đến 29/11. Mục đích chuyến đi là đánh giá bước 1 về khả năng Síp gia nhập khối Schengen.
Hồ sơ xin gia nhập khối Schengen được Chính phủ Síp nộp lên EU vào tháng 9 năm nay. Song, những nỗ lực chứng tỏ “tất cả vì an ninh EU” đã được quốc đảo thể hiện từ đầu năm đến nay.
Đánh giá bước 1: Quản lý dữ liệu cá nhân
Các chuyên gia của Hội đồng châu Âu và cơ quan giám sát của các nước thành viên EU đến Síp từ ngày 24/11. Theo bà Irene Loizidou Nikolaidou, cao ủy của Síp, EU sẽ đánh giá văn phòng của bà về việc quản lý dữ liệu cá nhân. Cụ thể là khả năng kiểm tra, giám sát những hệ thống và quy trình mà các cơ quan nhà nước phải có để thực thi đầy đủ quy định của Schengen.
Việc đánh giá bước 1 khả năng Síp gia nhập khối Schengen diễn ra đến ngày 29/11. Nếu Síp được đánh giá tích cực, EU sẽ tiến hành các bước đánh giá tiếp theo trong năm 2020. Những phần đánh giá khác bao gồm kiểm soát biên giới, trục xuất người cư trú bất hợp pháp, cấp visa, hệ thống IT Schengen, vũ khí, và sự phối hợp công an – tòa án.
“Văn phòng của tôi đã làm việc với các bộ nội vụ, ngoại vụ và tư pháp cũng như cảnh sát để thỏa mãn các tiêu chuẩn như yêu cầu”, bà Nicolaidou cho biết.
Kiểm soát chặt nhập cư để đạt yêu cầu Schengen
Trước đó, Bộ trưởng Tư pháp Síp Giorgos Savvides cho biết chính phủ nước này đang tập trung nỗ lực để phát triển hệ thống thông tin Schengen SIS II ở cấp quốc gia. SIS II là hệ thống thông tin an ninh lớn nhất ở châu Âu.
“Hệ thống thông tin này sẽ nâng cao năng lực của cảnh sát trong việc ngăn ngừa tội phạm. Nó giúp cảnh sát sớm phát hiện những kẻ tình nghi thâm nhập vào Síp”, bộ trưởng nhấn mạnh.
Chương trình đầu tư lấy quốc tịch Síp đã tăng trưởng 8 năm liên tục do đơn giản, nhanh chóng và nhiều quyền lợi hấp dẫn. Yêu cầu hiện nay là mua bất động sản Síp từ 2 triệu euro và tặng Chính phủ Síp 150.00EUR. Quốc tịch Síp sẽ mang lại quyền công dân EU, cả gia đình có thể sống, làm việc, học tập ở bất kỳ quốc gia EU nào.
Từ tháng 5/2019, chương trình đã có thêm quy định liên quan Schengen. Theo đó, nhà đầu tư phải xin được visa Schengen để đến Síp.
Chính phủ Síp cũng đưa ra quy định phải thẩm định nghiêm ngặt tư cách đương đơn xin quốc tịch. Những nhà đầu tư đã có quốc tịch Síp vẫn bị rà soát lại theo quy định mới.
Síp gia nhập khối Schengen sẽ có lợi gì?
“Gia nhập khối Schengen góp phần kiểm soát chặt chẽ hơn biên giới vòng ngoài của EU và bãi bỏ những giới hạn khi đi lại giữa các nước thành viên Schengen. Việc Síp gia nhập khối Schengen sẽ mang lại những lợi ích quan trọng. Công dân Síp sẽ được tự do đi lại trong khu vực Schengen không cần qua kiểm tra hộ chiếu. An ninh, kinh tế, du lịch và nhiều lĩnh vực khác cũng sẽ được hỗ trợ tốt hơn”, Cao ủy Síp, bà Nikolaidou, lý giải.
Khối Schengen hiện bao gồm 22 nước EU và 4 nước Iceland, Liechtenstein, Na- Uy và Thụy Sỹ. Còn 4 nước EU chưa gia nhập Schengen là Síp, Bulgaria, Romania và Croatia.
Sở hữu biệt thự biển lấy quốc tịch Síp Một trong những dự án thu hút đầu tư lấy quốc tịch Síp hiện nay là biệt thự biển Limassol Marina Villas. Công trình do tập đoàn phát triển bất động sản thượng lưu Cybarco thực hiện, giá từ 2,2 triệu euro. Sở hữu ngôi biệt thự vườn sát biển với bến neo thuyền riêng, nhà đầu tư có thể lấy thêm quốc tịch Síp và quyền công dân EU. IMM Group hiện là đại diện độc quyền của tập đoàn Cybarco, đơn vị duy nhất tại Síp công bố giá bán trên website. Điều này đảm bảo minh bạch và công bằng cho mọi khách hàng. Với kinh nghiệm 15 năm trong mảng di trú, IMM Group cũng sẽ giúp nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ xin quốc tịch đạt yêu cầu.Xem thêm về đầu tư đảo Síp lấy quốc tịch châu Âu |
Quốc Tịch Châu Âu.com theo IMM Group Việt Nam