Lisbon trở nên ít tốn kém hơn cho người nhập cư. Lisbon – thủ đô Bồ Đào Nha đứng thứ 109 danh sách những thành phố đắt đỏ nhất thế giới về chi phí sinh hoạt cho người nước ngoài, giảm 26 hạng so với năm 2021.
“Chỉ riêng tại châu Âu, Lisbon lọt vào top 36 thành phố đắt đỏ nhất thế giới dành cho người nước ngoài”, theo tổng kết của bài nghiên cứu “Chi phí sinh hoạt 2022”, do công ty tư vấn Mercer thực hiện. Bài nghiên cứu bao gồm bảng xếp hạng chi phí sinh sống của 227 thành phố trên thế giới, nơi có người lao động nước ngoài sinh sống. Nhằm kiểm chứng sự thay đổi trong những tiêu chuẩn chuyển dịch của người lao động nước ngoài là do tỷ giá hối đoái và lạm phát, cùng với xu hướng làm việc từ xa và làm việc linh hoạt.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phân tích chung về giá trung bình của hơn 200 mặt hàng ở mỗi địa điểm, bao gồm nhà ở, giao thông, thực phẩm, quần áo, sản phẩm dùng trong gia đình và giải trí. Nghiên cứu lấy New York là thành phố tiêu chuẩn cho mọi so sánh.
Những thành phố đắt đỏ nhất
Ở mức độ toàn cầu, Hồng Kông tiếp tục là thành phố đắt nhất thế giới đối với người nhập cư. Thành phố đã giữ vững vị trí này suốt nhiều năm liền.
Theo nghiên cứu về Chi phí sinh hoạt năm 2022, thành phố Zurich (hạng 2), Geneva (hạng 3), Basel (hạng 4) và Bern (hạng 5) của Thụy Sĩ lần lượt xuất hiện trong top 5 thành phố đắt đỏ nhất thế giới đối với người nhập cư.
Tại châu Âu, ngoại từ 4 thành phố kể trên của Thụy Sĩ, đứng đầu bảng xếp hạng còn có nhiều thủ đô của các quốc gia, như Copenhagen (Đan Mạch) ở vị trí thứ 11 toàn cầu, London (Anh, hạng 15), Vienna (Áo, hạng 21), Amsterdam (Hà Lan, hạng 25) và Oslo (Na Uy, hạng 27).
Thành phố Munich, Đức lọt top 10 thành phố châu Âu đắt đỏ nhất đối với người nhập cư và thứ 33 trên toàn cầu.
Lisbon, thành phố duy nhất của Bồ Đào Nha trong bài nghiên cứu, giảm 26 hạng trên bảng xếp hạng toàn cầu, trở thành thành phố có mức sống đắt đỏ thứ 109 trên thế giới đối với người nhập cư; và đứng thứ 36 tại châu Âu. Thành phố Lisbon thuộc top dưới danh sách gồm 57 thành phố châu Âu, sau Madrid (hạng 90 toàn cầu) hay Barcelona (hạng 78).
Ở Đông Âu, thành phố đắt đỏ nhất là Prague (Czeki), xếp hạng 60 trên 227 thành phố. Theo sau đó là Riga (Latvia, thứ 79), Bratislava (Slovakia, thứ 105) và Tallinn (Estonia, thứ 140), theo nghiên cứu. Đồng thời cũng chỉ ra rằng nơi có chi phí sinh hoạt thấp nhất là Sarajevo, ở Bosnia và Herzegovina, xếp thứ 209 thế giới và cuối danh sách các thành phố tại châu Âu.
Bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng “xu hướng làm việc từ xa và làm việc linh động, cuộc xung đột tại Ukraine, biến động tỷ giá hối đoái và tình trạng lạm phát đang lan rộng đã gây ra những tác động đáng kể lên thu nhập của người lao động, có khả năng gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp trong cuộc chiến giành nhân tài trên toàn cầu”.
Xu hướng toàn cầu
Tiago Borges, trưởng bộ phận Career Business của công ty Mercer, phát biểu về bài nghiên cứu như sau “Những biến động do đại dịch Covid-19 gây ra và trầm trọng hơn qua cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã thúc đẩy tình hình bất ổn kinh tế và chính trị trên toàn cầu”, phản ánh qua “tình trạng lạm phát gia tăng đáng kể ở hầu hết các quốc gia trên thế giới”, gây nên lo ngại của người nhập cư về sức mua và khả năng ổn định kinh tế-xã hội.
“Cả tình trạng lạm phát và biến động tỷ giá hối đoái đều gây ảnh hưởng trực tiếp lên sức mua của người lao động đang làm việc bên ngoài quốc thổ.” Ông Tiago Borges giải thích. Xu hướng làm việc từ xa hay làm việc linh động khiến người lao động phải cân nhắc lại những ưu tiên, cân bằng công việc và cuộc sống và nơi sinh sống.
Dữ liệu được trình bày trong bài nghiên cứu của Mercer không chỉ cho thấy “điều kiện việc làm và kinh tế toàn cầu đang phát triển nhanh chóng hơn bao giờ hết” mà còn cho phép doanh nghiệp đánh giá chi phí hợp đồng quốc tế trong những thời điểm đầy biến động.
Tìm hiểu thêm: Đầu tư sở hữu vĩnh viễn bất động sản Bồ Đào Nha chỉ từ 280.000 EURO, cơ hội lấy quốc tịch châu Âu
Quốc tịch châu Âu theo IMM Group