Commonwealth là gì?
Commonwealth – Khối Thịnh Vượng Chung là một hiệp hội liên chính phủ của 54 quốc gia có chủ quyền độc lập và bình đẳng, hợp tác hành động hướng đến mục tiêu chung là sự thịnh vượng, dân chủ và hòa bình cho các nước thành viên, bao gồm Anh Quốc và những nước từng là thuộc địa của Đế quốc Anh ngày xưa, vẫn duy trì quan hệ hợp tác với Anh sau khi tuyên bố độc lập.
Số lượng thành viên có biến động qua thời giai đoạn, nhưng chủ yếu theo xu hướng tăng lên. Một số nước từng rời khỏi nhưng sau đó đều tái gia nhập như Pakistan hay Nam Phi… Riêng Ireland là một trong những thành viên sáng lập nhưng đã rời khỏi Khối Thịnh Vượng Chung và không quay lại. Thay vào đó, Ireland có những hiệp ước riêng với Vương Quốc Anh, phát triển mối quan hệ hợp tác sâu sắc hơn giữa 2 nước.
Tổng diện tích các nước thành viên của khối này xấp xỉ 1/3 diện tích thế giới nhờ sự góp mặt của những nước có lãnh thổ rộng lớn như Canada, Úc (Australia), Ấn Độ, và có tổng dân số vào khoảng 2.5 tỷ người. Bao gồm cả những nước phát triển có nền kinh tế hùng mạnh hàng đầu thế giới và những nước nhỏ đang phát triển. Khối có 32 thành viên là những nước nhỏ, có cả những đảo quốc.
Tìm hiểu thêm: Định cư châu Âu nước nào rẻ nhất
Các nước thành viên theo khu vực:
Châu Phi | Châu Á | Ca-ri-bê và Châu Mỹ | Châu Âu | Châu Đại Dương |
|
|
|
|
|
Cách thức tổ chức hoạt động
Khối Thịnh Vượng Chung khác với các tổ chức quốc tế khác như là Liên Hiệp Quốc hay là Tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO). Khối này không có hiến pháp và luật lệ chung, các thành viên không có nghĩa vụ pháp lý chính thức với nhau. Các thành viên liên hiệp và giao lưu với nhau dựa trên các giá trị tương đồng về lịch sử, văn hóa, dân chủ và nhân quyền, hơn là những lợi ích chung về chính trị, kinh tế. Do đó, công dân của các nước không có những quyền lợi chung như tự do đi lại, các chế độ giáo dục, y tế… thống nhất trong toàn khối.
Khối hoạt động theo sự nhất trí liên chính phủ của các quốc gia thành viên được tổ chức thông qua Ban thư ký Thịnh vượng chung (Commonwealth Secretariat), và các tổ chức phi chính phủ được tổ chức thông qua Quỹ Thịnh vượng chung, bao gồm các công việc:
- Bảo vệ môi trường và khuyến khích sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.
- Thúc đẩy thương mại và kinh tế
- Ủng hộ dân chủ, chính phủ và pháp quyền
- Phát triển xã hội và thanh niên, bao gồm bình đẳng giới, giáo dục, y tế và thể thao
- Hỗ trợ các nước nhỏ, giúp họ giải quyết những thách thức cụ thể mà họ phải đối mặt
Thông qua Quỹ Hợp tác Kỹ thuật của Khối thịnh vượng chung (CFTC), Ban Thư ký sẽ cung cấp sự hỗ trợ về kỹ thuật cho các nước thuộc Khối Thịnh Vượng Chung, và đảm bảo việc này chỉ được thực hiện khi các thành viên cần và yêu cầu giúp đỡ.
> Làm sao để trở thành công dân Khối Thịnh Vượng Chung (Commonwealth)?
Xem thêm: Trở thành công dân Khối Thịnh Vượng Chung (Commonwealth), miễn visa đến Anh Quốc