Trở thành công dân Khối Thịnh Vượng Chung (Commonwealth), miễn visa đến Anh Quốc.
[Quốc Tịch Châu Âu] – Sự thịnh vượng, hùng mạnh của Anh Quốc được thể hiện qua câu nói huyền thoại “mặt trời không bao giờ lặn trên đất Anh”, nhắc đến thời kỳ lịch sử khi nước Anh bành trướng lãnh thổ của mình trải dài trên khắp thế giới. Ngày nay, Đế quốc Anh không còn nữa, nhưng tầm ảnh hưởng của Anh Quốc vẫn vô cùng to lớn, và sự thịnh vượng vẫn được tiếp tục duy trì phát triển trên toàn bộ lãnh thổ ngày xưa, thông qua Khối Thịnh Vượng Chung – Commonwealth. Các nước thành viên trong Khối vẫn nhận được nhiều hỗ trợ từ Anh và công dân trong khối được miễn visa đến Vương Quốc Anh (UK). Các nhà đầu tư có thể trở thành công dân của Khối Thịnh Vượng Chung thông qua các chương trình đầu tư định cư nhập tịch của các nước thành viên.
Tìm hiểu thêm: Định cư châu Âu nước nào rẻ nhất
Commonwealth là gì?
Commonwealth – Khối Thịnh Vượng Chung là một hiệp hội liên chính phủ của 54 quốc gia có chủ quyền độc lập và bình đẳng, hợp tác hành động hướng đến mục tiêu chung là sự thịnh vượng, dân chủ và hòa bình cho các nước thành viên, bao gồm Anh Quốc và những nước từng là thuộc địa của Đế quốc Anh ngày xưa, vẫn duy trì quan hệ hợp tác với Anh sau khi tuyên bố độc lập.
Số lượng thành viên có biến động qua thời giai đoạn, nhưng chủ yếu theo xu hướng tăng lên. Một số nước từng rời khỏi nhưng sau đó đều tái gia nhập như Pakistan hay Nam Phi… Riêng Ireland là một trong những thành viên sáng lập nhưng đã rời khỏi Khối Thịnh Vượng Chung và không quay lại. Thay vào đó, Ireland có những hiệp ước riêng với Vương Quốc Anh, phát triển mối quan hệ hợp tác sâu sắc hơn giữa 2 nước.
Tổng diện tích các nước thành viên của khối này xấp xỉ 1/3 diện tích thế giới nhờ sự góp mặt của những nước có lãnh thổ rộng lớn như Canada, Úc (Australia), Ấn Độ, và có tổng dân số vào khoảng 2.5 tỷ người. Bao gồm cả những nước phát triển có nền kinh tế hùng mạnh hàng đầu thế giới và những nước nhỏ đang phát triển. Khối có 32 thành viên là những nước nhỏ, có cả những đảo quốc.
Các nước thành viên theo khu vực:
Châu Phi | Châu Á | Caribbean và Châu Mỹ | Châu Âu | Châu Đại Dương |
|
|
|
|
Cách thức tổ chức hoạt động
Khối Thịnh Vượng Chung khác với các tổ chức quốc tế khác như là Liên Hiệp Quốc hay là Tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO). Khối này không có hiến pháp và luật lệ chung, các thành viên không có nghĩa vụ pháp lý chính thức với nhau. Các thành viên liên hiệp và giao lưu với nhau dựa trên các giá trị tương đồng về lịch sử, văn hóa, dân chủ và nhân quyền, hơn là những lợi ích chung về chính trị, kinh tế. Do đó, công dân của các nước không có những quyền lợi chung như tự do đi lại, các chế độ giáo dục, y tế… thống nhất trong toàn khối.
Khối hoạt động theo sự nhất trí liên chính phủ của các quốc gia thành viên được tổ chức thông qua Ban thư ký Thịnh vượng chung (Commonwealth Secretariat), và các tổ chức phi chính phủ được tổ chức thông qua Quỹ Thịnh vượng chung, bao gồm các công việc:
- Bảo vệ môi trường và khuyến khích sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.
- Thúc đẩy thương mại và kinh tế
- Ủng hộ dân chủ, chính phủ và pháp quyền
- Phát triển xã hội và thanh niên, bao gồm bình đẳng giới, giáo dục, y tế và thể thao
- Hỗ trợ các nước nhỏ, giúp họ giải quyết những thách thức cụ thể mà họ phải đối mặt
Thông qua Quỹ Hợp tác Kỹ thuật của Khối thịnh vượng chung (CFTC), Ban Thư ký sẽ cung cấp sự hỗ trợ về kỹ thuật cho các nước thuộc Khối Thịnh Vượng Chung, và đảm bảo việc này chỉ được thực hiện khi các thành viên cần và yêu cầu giúp đỡ.
Những lợi ích Anh Quốc mang đến cho các nước thành viên
Anh Quốc thể hiện vai trò chủ chốt của mình trong nhiều hoạt động văn hóa, xã hội của Khối Thịnh Vượng Chung, hỗ trợ rất nhiều cho các thành viên nhỏ, chịu ảnh hưởng nhiều bởi biến đổi khí hậu và có nhiều cản trở trong tiếp cận công nghệ và kết nối với thế giới, như các đảo quốc ở vùng biển Ca-ri-bê như Grenada, Dominica, St.Kitts and Nevis, và một số đảo quốc khác ở vùng biển Thái Bình Dương khu vực gần New Zealand và Úc.
Đặc biệt, Anh Quốc cho phép công dân của hầu hết các nước thành viên Khối Thịnh Vượng Chung (trừ các nước châu Phi và một vài nước khác) đến và ở lại Anh Quốc với mục đích du lịch hoặc học tập ngắn hạn lên đến 6 tháng mà không cần phải xin visa.
Ngoài ra, công dân của các nước thành viên có quyền nhận được sự hỗ trợ từ Đại sứ quán Anh tại các quốc gia không thuộc Khối Thịnh Vượng Chung nếu gặp khó khăn trong quá trình di chuyển, du lịch, công tác…
Trở thành công dân Khối Thịnh Vượng Chung (Commonwealth)
Nhà đầu tư Việt Nam nếu muốn, cũng có thể trở thành công dân của Khối Thịnh Vượng Chung, thông qua các chương trình đầu tư định cư hoặc đầu tư nhận quốc tịch của các nước thành viên.
Các chương trình đầu tư lấy thường trú, quốc tịch các nước thuộc Khối Thịnh Vượng Chung (Commonwealth) do IMM Group tư vấn:
- Định cư Úc diện doanh nhân đầu tư (188A, 188B, 188C) với lộ trình nhập tịch sau 5 năm.
- Định cư Canada diện doanh nhân tỉnh bang với lộ trình nhập tịch sau 5 năm.
- Đầu tư bất động sản nhận quốc tịch Grenada.
- Đầu tư bất động sản nhận quốc tịch St. Kitts and Nevis.
- Đầu tư bất động sản nhận quốc tịch Dominica.
- Đầu tư đóng góp phát triển Malta nhận quốc tịch Malta.
Passport của các nước này đều rất quyền lực, cho phép công dân tự do đi lại hơn 140 quốc gia trên toàn thế giới miễn visa hoặc chỉ cần xin visa điện tử, và đặc biệt có thể đến và ở lại Anh lên tới 6 tháng mỗi năm để du lịch, học tập… mà không cần xin visa, cũng như có nhiều lợi thế về kinh doanh thương mại cụ thể với từng nước thành viên của Khối Thịnh Vượng Chung.
Quốc Tịch Châu Âu theo IMMGroup.com
Xem thêm:
> Làm sao để trở thành công dân Khối Thịnh Vượng Chung (Commonwealth)?