Khu vực Kinh tế Châu Âu (European Economic Area – EEA) là một trong những thị trường thương mại lớn nhất trên thế giới, mang đến nhiều lợi thế và cơ hội phát triển vượt trội hơn cho 30 quốc gia châu Âu thành viên, và cho phép công dân các nước trong khu vực tận hưởng sự tự do đi lại, tiếp cận các cơ hội học tập, làm việc, kinh doanh rộng mở trên toàn bộ 30 nước thành viên.
Khu vực kinh tế châu Âu (European Economic Area – EEA) là gì?
Khu vực Kinh tế châu Âu (The European Economic Area – viết tắt EEA) được hình thành từ năm 1994, kết nối tất cả các nước thành viên lại thành một thị trường chung hợp nhất và cùng vận hành theo những quy tắc đồng bộ trong toàn khu vực, với mục tiêu tăng cường kết nối thương mại và kinh tế giữa các nước, bằng việc cho phép sự lưu thông tự do hàng hóa, dịch vụ, con người và nguồn vốn giữa các nước. Đây chính là 4 nhân tố cốt lõi giúp mỗi nước thành viên có thể tập trung phát triển thế mạnh của chính mình và tất cả thành viên có thể tận dụng được thế mạnh của nhau, cùng tạo nên một khu vực kinh tế mạnh hơn và toàn diện hơn.
Bên cạnh hợp tác kinh tế, Hiệp định EEA cũng bao gồm các lĩnh vực hợp tác quan trọng khác như nghiên cứu và phát triển, giáo dục, chính sách xã hội, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng, du lịch và văn hóa.
Danh sách thành viên
Danh sách 30 nước thành viên chính thức của khối kinh tế chung châu Âu – EEA:
Áo | Ba Lan | Bỉ | Bồ Đào Nha | Bulgaria |
Croatia | Đan Mạch | Đảo Síp | Đức | Estonia |
Hà Lan | Hungary | Hy Lạp | Iceland* | Ireland |
Latvia | Liechtenstein* | Lithuania | Luxembourg | Malta |
Na Uy* | Pháp | Phần Lan | Romania | Séc |
Slovakia | Slovenia | Tây Ban Nha | Thụy Điển (Sweden) | Ý (Italia) |
Thụy Sỹ (Switzerland) là thành viên duy nhất của EFTA không tham gia EEA, nhưng có những thỏa thuận song phương riêng với Liên minh EU, và có thể được xem như là một phần trong thị trường chung châu Âu.
3 quốc gia là thành viên khối nhưng không phải thành viên EU
- Iceland, Na Uy, Liechtenstein
15 quốc gia / vùng lãnh thổ châu Âu không thuộc khu vực kinh tếchung châu Âu, không thuộc Liên minh châu Âu (EU)
Albania | Andorra | Belarus | Bosnia and Herzegovina | Kosovo |
Moldova | Monaco | Montenegro | North Macedonia | Nga |
San Marino | Serbia | Ukraine | Anh quốc | Vatican City (Holy See) |
Phân biệt EEA và Liên minh châu Âu EU
Dù có chung 1 số quốc gia thành viên, nhưng Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) và Liên minh châu Âu (EU) là hai mô hình hợp tác quốc tế khác nhau.
- Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) được thành lập với mục đích duy nhất là tạo ra một thị trường chung hợp nhất của châu Âu, đơn thuần về kết nối thương mại, kinh tế. EEA chỉ chú trọng quan hệ kinh tế giữa các nước trong khu vực, và không có các chính sách hành động thống nhất đối với thế giới bên ngoài. Các nước thuộc EEA vẫn có những chính sách vận hành và quản lý kinh tế, thương mại và đối ngoại độc lập của riêng mình.
- Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) là sự hợp tác sâu sắc và toàn diện hơn về cả kinh tế và chính trị, có bộ máy chính trị chung và hệ thống pháp luật rõ ràng, nghiêm ngặt bắt buộc các nước thành viên phải tuân thủ. Sự hợp tác này bao gồm cả việc thành lập một thị trường chung EU cho phép sự lưu thông tự do hàng hóa, dịch vụ, con người và nguồn vốn nhằm đạt được sự phát triển kinh tế chung vượt trội hơn so với từng thành viên đơn lẻ. Trong hợp tác quốc tế, EU hoạt động như một quốc gia thống nhất, áp dụng chung các chính sách về thuế quan, tiền tệ, kinh tế, thương mại, kiểm soát biên giới, nhập cư… với các nước bên ngoài khối.
Nói một cách đơn giản, EEA có thể xem là phần mở rộng của thị trường chung EU, tạo ra một thị trường chung châu Âu rộng lớn hơn, có nhiều lợi thế hơn và tiềm năng phát triển lớn hơn. Đều này cho phép EU tăng cường hợp tác và hưởng lợi nhiều hơn về kinh tế nhưng lại không ràng buộc nhau về phép các nước EFTA và liên chính trị.
Lợi ích của công dân các nước thành viên EEA
Việc di chuyển tự do của con người là một trong những quyền cốt lõi được đảm bảo trong Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA), và cũng là quyền lợi lớn nhất dành cho cá nhân mỗi công dân của các nước thành viên, mang lại cơ hội sinh sống, làm việc, kinh doanh và học tập tại bất kỳ quốc gia nào trong khu vực EEA.
Quy định này loại bỏ mọi cản trở đối với quyền tự do đi lại và đảm bảo sự bình đẳng để mọi công dân tự do tiếp cận các cơ hội như nhau khi đến bất kỳ nước nào trong khu vực, tránh phân biệt đối xử dựa trên quốc tịch.
Để bổ sung và hỗ trợ cho việc di chuyển tự do của con người một cách hiệu quả, Hiệp định EEA cũng đưa ra các nguyên tắc về việc công nhận bằng cấp chuyên môn và phối hợp thực hiện chính sách an sinh xã hội giữa các nước thành viên, đảm bảo quyền lợi cho tất cả công dân.
Có thể thấy EEA giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và phúc lợi cho người dân trong khu vực lên đáng kể, đi cùng với cơ hội phát triển rộng mở và tự do hơn cho mỗi cá nhân.
Trở thành công dân EEA
Với những quyền lợi vượt trội về kinh doanh thương mại, việc làm, học tập và tự do đi lại tại tại 30 nước thành viên, việc trở thành công dân của Khu vực Kinh tế Châu Âu EEA trở nên vô cùng hấp dẫn đối với các quốc gia bên ngoài khu vực, đặc biệt là các doanh nhân và nhà đầu tư, khi có thể tiếp cận cùng lúc một thị trường chung rộng lớn, thay vì từng thị trường riêng lẻ ở mỗi nước, đồng thời con cái có cơ hội học tập, trải nghiệm trong một môi trường quốc tế phong phú, đa dạng, chất lượng cao, sẵn sàng cho một tương lai, sự nghiệp vững chãi.
Một số nước thành viên liên minh EU, tất nhiên cũng là thành viên EEA, có những chương trình đầu tư định cư lấy quốc tịch, có thể giúp các doanh nhân và nhà đầu tư thành đạt cùng gia đình mình trở thành công dân của cả EU và EEA:
- Chương trình lấy thẳng quốc tịch Malta trong 1-3 năm, với tổng mức đầu tư từ 990.000 EUR.
- Chương trình đầu tư lấy thường trú nhân Bồ Đào Nha (Golden Visa Bồ Đào Nha) với lộ trình lên quốc tịch trong vòng 5 năm, chỉ cần đến Bồ Đào Nha 7 ngày/năm. Mức đầu tư từ 280.000 EUR sở hữu vĩnh viễn bất động sản.
- Chương trình đầu tư lấy thường trú nhân Hy Lạp với lộ trình lên quốc tịch sau 5 năm khi thỏa điều kiện về cư trú. Mức đầu tư từ 250.000 EUR, sở hữu vĩnh viễn bất động sản.
- Chương trình đầu tư lấy thường trú nhân Cyprus (Đảo Síp) với lộ trình lên quốc tịch sai 7 năm khi thỏa điều kiện cư trú. Mức đầu tư từ 350.000 EUR, sở hữu vĩnh viễn bất động sản.
Ngay khi trở thành thường trú nhân của các quốc gia này (trừ Cyprus), nhà đầu tư và gia đình đã có thể tận hưởng việc tự do đi lại, du lịch giữa 26 nước thuộc khối Schengen. Sau khi lên quốc tịch, thì sẽ chính thức trở thành công dân EU với quyền tự do đi lại, sinh sống, học tập, làm việc và định cư tại bất kỳ quốc gia nào thuộc khối liên minh châu Âu EU, kèm theo quyền tự do đi lại, học tập, làm việc, kinh doanh tại 3 nước thành viên EEA nhưng không phải thành viên EU.
Anh chị nhà đầu tư quan tâm đến cơ hội đầu tư lấy thường trú nhân và quốc tịch châu Âu, vui lòng liên hệ IMM Group để được tư vấn chi tiết về chương trình và các hình thức dự án đầu tư.
Quốc tịch Châu Âu theo IMM Group